Tại Sao Bị Nhiệt Miệng Liên Tục? Lưu Ý Cần Nhớ
Nhiệt miệng là tình trạng rất phổ biến và dễ gặp ở mọi độ tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như môi, má trong, nướu sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ, nông gây khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ở một số người, nhiệt miệng tái phát nhiều lần gây lo lắng, hoang mang. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng liên tục và cách cải thiện tình trạng này một cách đơn giản, hiệu quả nhất?
[Giải Đáp] Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Các nguyên nhân thường gặp
Nhiều người thường thắc mắc, bị nhiệt miệng liên tục là bệnh gì, lý do vì sao. Trên thực tế, nhiệt miệng liên tục là tình trạng các vết loét xuất hiện thường xuyên, tái đi tái lại gây khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên ở mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại những người bị nhiệt miệng liên tục thường gặp phải một trong số các vấn đề sau:
Do bị tổn thương niêm mạc trong khoang miệng
Đây là nguyên nhân phổ biến và trực tiếp khiến miệng thường xuyên bị nhiệt. Niêm mạc miệng là phần da mềm, mỏng và nhạy cảm nằm bên trong khoang miệng. Khu vực này rất dễ tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các vết lở loét.
Các vết xước có thể hình thành do đánh răng quá mạnh, do va đập, dùng chỉ nha khoa không đúng cách hay niềng răng, làm răng giả. Do vậy, bạn cần chú ý xem xét các yếu tố này để phòng ngừa nhiệt miệng tái diễn nhiều lần.
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng
Những người có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng rất dễ bị nhiệt miệng. Nguyên do là bởi đồ ăn cay nóng làm cho cơ thể bị nóng trong, bỏng rát niêm mạc miệng, từ đó dẫn tới viêm loét. Bên cạnh đó, những người đang bị nhiệt miệng nếu ăn đồ cay nóng cũng khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn, các vết loét dễ mưng mủ và lâu khỏi hơn.
Vệ sinh chưa đúng cách, dùng sai sản phẩm chăm sóc răng miệng
Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn bị nhiệt miệng quanh năm bạn cần xem xét việc vệ sinh răng miệng và các sản phẩm thường sử dụng. Kem đánh răng, nước súc miệng vốn có công dụng loại bỏ vi khuẩn, mảng bám đêm lại hơi thở thơm tho. Tuy nhiên, nếu bạn dùng sản phẩm có chứa thành phần Sodium Lauryl Sulfate - một chất làm gia tăng nguy cơ khiến miệng thường xuyên bị nhiệt.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng chưa kỹ và dùng bàn chải quá cứng có thể làm tổn thương vùng mô nướu. Khi các mô bị xước, vi khuẩn rất dễ tấn công và gây ra các vết loét.
Cơ thể thiếu vitamin
Có thể bạn chưa biết, thường xuyên nhiệt miệng còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin - nguồn dưỡng chất quan trọng. Vitamin còn được ví như lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố bên ngoài, cải thiện sức khỏe từ bên trong. Nếu cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe khác nhau trong đó có nhiệt miệng.
Theo đó, khi các vết loét trong miệng xuất hiện với tần suất nhiều, liên tục có thể bạn đang thiếu một số loại vitamin như B2, B12, C. Vitamin B2 là vi chất cần thiết giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi lớp mô của cơ thể. Nếu thiếu đi vitamin này, các dấu hiệu viêm nhiễm, nhiệt miệng sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Nội tiết tố thay đổi - Tại sao bị nhiệt miệng liên tục?
Ở phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang mang thai thường rất dễ bị nhiệt miệng. Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi dẫn đến tình trạng nóng trong, cơ thể dễ nổi mụn, lở loét miệng. Đây cũng là lý do vì sao phái nữ thường hay bị nhiệt miệng hơn đấng mày râu.
Bị nhiệt do bệnh răng miệng khác
Sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng là một số bệnh lý răng miệng có nguy cơ gây ra nhiệt miệng. Các bệnh lý này nếu không được xử lý triệt để sẽ làm ảnh hưởng đến các mô trong khoang miệng. Do đó, để hiểu được tại sao bị nhiệt miệng liên tục bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? - Do hệ miễn dịch yếu
Khi hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra viêm, loét trong khoang miệng. Sức đề kháng kém xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau như căng thẳng, mệt mỏi, thiếu dưỡng chất…
Tuy đây không phải nguyên nhân phổ biến nhưng bị nhiệt miệng liên tục là dấu hiệu cảnh báo hàng rào bảo vệ cơ thể đang gặp vấn đề, dễ bị tổn thương bởi tác động bên ngoài.
Nhiệt miệng nhiều do suy giảm chức năng gan
Gan là bộ phận quan trọng đảm nhiệm vai trò đào thải độc tố trong cơ thể, ngăn ngừa viêm nhiễm. Khi chức năng gan suy giảm, quá trình thanh lọc bị ngưng trệ dẫn đến độc tố không được bài tiết, tích tụ trong cơ thể và niêm mạc miệng.
Nhiệt miệng do sử dụng thuốc
Việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra nhiệt miệng liên tục. Một số loại thuốc thường gây ra tình trạng này gồm:
- Chống viêm loại không chứa Steroid.
- Thuốc giãn mạch chẹn beta.
- Các loại thuốc hóa trị.
- Penicillamine.
- Nicotin đường uống.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu.
- Thuốc kháng Retrovirus.
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? - Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân phổ biến kể trên, tình trạng nhiệt miệng thường xuyên có thể xuất phát từ một số yếu tố bệnh lý sau:
- Người bị HIV/AIDS.
- Cơ thể loạn tự miễn Celiac.
- Người bệnh viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.
- Bệnh tự miễn Behcet, bệnh hiếm gặp có nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm toàn thân.
Vì vậy, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe để loại trừ và tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nhiệt miệng tái phát nhiều lần.
Những lưu ý quan trọng tránh bị nhiệt miệng tái phát thường xuyên
Tình trạng nhiệt miệng tái phát nhiều lần và thường xuyên gây khó chịu trong sinh hoạt và cơ thể của người bệnh. Để khắc phục, ngăn ngừa tình trạng này bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Bạn cần vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm, nước súc miệng có thành phần an toàn, lành tính (không chứa Sodium Lauryl Sulfate).
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, chứa nhiều axit: Bị nhiệt miệng ăn gì, bị nhiệt miệng không nên ăn gì là vấn đề người bệnh quan tâm. Để ngăn ngừa, bạn nên hạn chế đồ ăn cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mờ, các loại trái cây có tính axit để giảm cảm giác khó chịu, đẩy lùi nguy cơ tái phát.
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng: Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể đóng vai trò rất quan trọng, đóng vai trò như cách chữa nhiệt miệng tại nhà. Vì vậy hãy ăn nhiều trái cây, các loại rau xanh, uống đủ nước để bổ sung vitamin thiết yếu cho cơ thể.
- Thận trọng khi can thiệp nha khoa: Nếu bạn thực hiện các biện pháp nha khoa thẩm mỹ như niềng răng, trồng răng giả cần đảm bảo yếu tố an toàn và chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng cần chọn một địa chỉ uy tín có cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt chuẩn nhằm loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Giữ tinh thần thoải mái: Có thể bạn chưa biết, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, viêm loét dạ dày… Vì thế, duy trì một tinh thần thoải mái, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi cũng là cách giúp ngăn ngừa nhiệt miệng.
- Rèn luyện sức khỏe: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe từ bên trong, nâng cao hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh, ngăn ngừa nhiệt miệng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Việc lấy cao răng và thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, loại bỏ được nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời yếu tố gây ra tình trạng này, từ đó kê đơn thuốc nhiệt miệng phù hợp.
Bài viết trên đây đã đưa ra lời giải đáp cho thắc mắc tại sao bị nhiệt miệng liên tục. Đây là tình trạng không nguy hiểm nhưng đem lại những khó chịu cho người bệnh. Do đó, hãy đến trung tâm y tế để xác định rõ nguyên nhân và có hướng khắc phục hiệu quả nhất.