Răng Số 8 Bị Sâu Vỡ Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Cần Nhổ?

28/09/2024 04:34:54
Răng số 8 bị sâu vỡ hay bị tổn thương là mối trăn trở của rất nhiều người khi gây ra ảnh hưởng to lớn trong việc ăn uống và trong sinh hoạt. Cùng bài viết tìm hiểu về răng số 8 và trả lời cho câu hỏi răng số 8 bị sâu vỡ nguy hiểm như thế nào?

Răng số 8 là răng nào?

Răng số 8 hay còn được biết đến với cách gọi thông thường là răng khôn là răng nằm ở vị trí cuối cùng ở 4 góc hàm (2 chiếc hàm trên và 2 chiếc bên hàm dưới) thường mọc vào độ tuổi trưởng thành, khi cấu trúc của xương hàm đã thống nhất ổn định, cứng chắc, các lớp mô, niêm mạc đã phủ dày. 

Cũng chính vì vậy, răng số 8 thường có xu hướng mọc lệch, mọc xiên hay mọc ngầm, thậm chí một số trường hợp răng mọc thẳng, bình thường nhưng vẫn gây đau nhức và khó chịu. Ở người trưởng thành sẽ có tối đa là 32 chiếc răng vĩnh viễn. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng có đủ 32 chiếc vì răng khôn thường ít khi mọc đủ 4 chiếc. Cũng có những trường hợp hoàn toàn không mọc chiếc răng khôn nào nên chỉ có 28 răng vĩnh viễn.

Răng khôn mọc lệch ra má phải làm sao bác sĩ Nha khoa?

Răng khôn thuộc nhóm răng cối với chức năng nhai nghiền tốt nên có kích thước to, khỏe khoắn và diện tích mặt nhai lớn. Răng số 8 hàm trên có 3 chân trong khi đó răng ở vị trí hàm dưới lại chỉ có 2 chân. 

Ngoài ra ở một số người răng số 8 có thêm 1 hoặc 2 chân răng nhiều hơn bình thường gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình nhổ bỏ răng khôn khi chúng đi sai trật tự thông thường.

Cũng bởi lý do răng số 8 mọc sâu trong góc hàm nên để vệ sinh sạch sẽ khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Răng số 8 bị vỡ là bệnh răng miệng thường gặp của rất nhiều người. 

Răng số 8 bị sâu vỡ có nguy hiểm không? 

Răng số 8 bị sâu vỡ nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gặp phải rất nhiều nguy cơ nguy hiểm, trong đó bao gồm:

  • Tăng nguy cơ lây nhiễm sâu răng cho các răng hàm lân cận: Ngoài việc gây đau nhức, khó khăn khi ăn uống, răng số 8 bị sâu để lâu không được chữa trị sẽ làm vi khuẩn gia tăng tấn công các răng lân cận, khiến tình trạng sâu răng lan rộng cục bộ.
  • Nguy cơ sâu vỡ chân răng và viêm tủy răng: Các trường hợp răng khôn để lâu không chữa trị sẽ gây vỡ chân răng, viêm nhiễm cho khoang miệng,...và dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe trong đó có nhiễm trùng máu.
  • Ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt: Răng số 8 bị sâu vỡ, đau nhức có thể gây ra mất ngủ vì những cơn đau tăng cường độ vào ban đêm, nhiễm trùng gây sốt, đau đầu, đau hàm ảnh hưởng trầm trọng tới sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Cách xử lý khi răng số 8 bị sâu vỡ

Với răng số 8 bị sâu vỡ thì giải pháp tốt nhất là nên nhổ bỏ để hạn chế các nguy cơ biến chứng mà nó gây ra. Bản thân răng khôn đã tiềm ẩn nhiều vấn đề răng miệng, đa phần người bệnh đến với nha sĩ thường là do vấn đề từ chiếc răng "cay nghiệt” này. 

Đặc biệt là khi nó đã bị sâu thì việc cần thiết trước tiên là nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng tới các răng hàm bên cạnh. Trên thực tế, việc nhổ răng khôn số 8 không gây ảnh hưởng hay giảm chất lượng của việc ăn nhai như răng số 7 hoặc số 6. Lý do bởi vì răng số 8 về cơ bản không đảm nhận chức năng nhai nghiền thức ăn trên cung hàm.

Hiện nay, với công nghệ hiện đại nhổ răng không đau thế hệ mới thì việc răng số 8 sâu vỡ không còn là mối lo ngại lớn đối với các bệnh nhân. 

Địa chỉ nhổ răng khôn tại Hà Nội uy tín và giá rẻ nhất hiện nay

Quy trình nhổ răng số 8

Xử lý răng số 8 bị sâu vỡ được thực hiện theo các quy trình sau:

Trước khi nhổ bỏ răng, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định rõ ràng tình trạng của răng khôn bị sâu như thế nào, hình dạng ra sao, vị trí nằm và có tác động đến dây thần kinh hay không để ca nhổ diễn ra đảm bảo an toàn nhất.

Sau đó, bằng việc dụng cụ nha khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ làm đứt gãy các tổ chức xung quanh răng là dây chằng nha chu một cách dễ dàng, nhằm giúp cho việc lấy răng khôn ra từng phần một không gây chảy máu, ê buốt hoặc đau đớn như cách nhổ răng truyền thống. 

Với một ca nhổ răng như vậy, thời gian thực hiện phân tách và gây mê khá nhanh chỉ với vài phút. Do đó, thao tác nhổ răng cũng rất nhanh chóng và chính xác. Phương pháp này giúp mô mềm không bị tổn thương nặng nên cầm máu tốt và có thể thực hiện đóng nướu tức thì.

Cách chăm sóc răng sau nhổ nhanh hồi phục

Sau khi nhổ răng số 8 bị sâu nhức, người bệnh cần lưu ý những việc dưới đây để có được sức khỏe răng miệng tốt nhất:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ và tránh nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng số 8 là cực kỳ quan trọng. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cắn nhẹ vào miếng bông gòn tiệt trùng và giữ duy trì trong khoảng 30 – 45 phút để giúp cầm máu. Trong vòng 24 giờ sau đó, không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng mới nhổ tránh gây xây xát và tổn thương.
  • Sau khi thuốc gây tê tan hết, tại vị trí nhổ răng khôn sâu sẽ có cảm giác đau âm ỉ. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol nhưng không nên dùng Aspirin vì sẽ thể sẽ gây chảy máu kéo dài.
  • Nên chườm túi đá lạnh lên mặt 15 phút để giảm đau nhức.
  • Sử dụng ống hút để uống nước để tránh áp lực lên ổ răng mới nhổ.
  • Không nên uống đồ nóng, và ăn các thực phẩm cay nóng làm vùng nướu rát và kích ứng khó chịu. 
  • Những ngày tiếp theo sau khi nhổ bỏ răng, người bệnh nên bắt đầu súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần sau đó.

5 sự thật khiến bạn nhận ra mình vẫn còn “lơ ngơ” về nước súc miệng | Báo Dân trí

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng răng số 8 bị sâu vỡ. Hãy tới cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra răng định kỳ và thực hiện chữa răng sâu hỏng khi có dấu hiệu sớm.

Cùng chuyên mục