Cảnh Báo Hậu Quả Bọc Răng Sứ Không Đảm Bảo Chất Lượng
11 hậu quả bọc răng sứ bạn có thể gặp phải
Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ áp dụng cho các tình trạng răng sâu, chết tủy, nứt vỡ hiệu quả, đồng thời mang lại nụ cười đẹp, tự tin cho khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện, bác sĩ cần mài cùi răng thật, sau đó sử dụng một lớp vật liệu sứ được thiết kế với hình dạng và màu sắc tự nhiên như răng thật để bọc quanh.
Trong trường lựa chọn phải nha khoa không uy tín và thực hiện bọc răng sứ kém chất lượng, các bạn sẽ phải đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng dưới đây:
Sưng viêm lợi
Hậu quả bọc răng sứ đầu tiên mà không ít khách hàng gặp phải là tình trạng răng sứ đã hoàn thành là nướu lợi bị đổi màu và xuất hiện tình trạng sưng viêm, thậm chí là tấy đỏ và xuất hiện mủ. Đây là một trong những tác hại nguy hiểm của kỹ thuật bọc sứ khi thực hiện sai kỹ thuật.
Để đảm bảo an toàn, quá trình bọc răng sứ cần đảm bảo được thực hiện rất cẩn thận ở bước mài răng, đảm bảo phần bờ của răng sứ nằm dưới lợi đạt độ tự nhiên và hài hòa nhất có thể. Trong trường hợp kỹ thuật này thực hiện với những bác sĩ thiếu kinh nghiệm, có thể mài quá sâu, xâm lấn vào khoảng sinh học dưới lợi, từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu và viêm lợi. Hơn nữa, các vi khuẩn gây viêm nhiễm dễ xâm nhập, sinh sôi phát triển tại các kẽ răng bị giắt thức ăn, từ đó gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.
Tình trạng viêm nướu còn nguy hiểm hơn nếu các bạn không biết cách vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời còn dẫn đến lở loét vùng nướu răng và viêm nhiễm nha chu.
Miệng có mùi hôi
Nếu sau khi bọc răng sứ hơi thở xuất hiện mùi hôi thì rất có thể do quá trình thực hiện đã tiến hành sai kỹ thuật hoặc chất lượng răng sứ không đảm bảo. Còn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ hoàn toàn không gây ra mùi hôi miệng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của khách hàng.
Ngoài ra, tình trạng hôi miệng này cũng có thể do khách hàng bị hôi miệng từ trước, tuy nhiên sau khi hoàn thành bọc răng sứ bác sĩ mới phát hiện ra. Song việc này vô cùng hiếm gặp.
Đối với việc răng sứ có mùi hôi xuất phát từ việc bác sĩ thực hiện chưa đúng kỹ thuật, các bạn cần liên hệ với nha khoa để tháo lắp lại răng sứ theo đúng quy trình chuẩn. Hoặc để đảm bảo an toàn, các bạn cũng có thể liên hệ nha khoa khác để khắc phục, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Hậu quả bọc răng sứ - Hở cổ chân răng
Răng sứ cần được chế tác theo đúng những thông số đo lường chuẩn, đảm bảo vừa khít với kích cỡ răng của bệnh nhân. Đồng thời, thao tác gắn răng sứ cần tiến hành đúng quy trình, khéo léo, đảm bảo mão răng vừa khít với cùi răng. Trong quá trình này nếu xảy ra bất kỳ sai sót nào, hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng hở cổ chân răng.
Nếu bọc răng sứ không khít có thể gây ra một số tình trạng nguy hại như nướu xuất hiện rãnh sâu, cổ chân răng bị lộ ra ngoài, lõm hình chữ V ở sát viền lợi,... Những hiện tượng này sẽ gây ra tình trạng răng bị hở tại vị trí tiếp nối giữa nướu răng và răng sứ, các khe kẽ dễ đọng thức ăn thừa khi ăn uống. Hơn nữa, điều này còn gây khó chịu cho người sử dụng, cũng như kèm theo nhiều bệnh lý nguy hại cho răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,... Bạn cần phát hiện sớm dấu hiệu răng sứ bị hở để có phương án điều trị nhanh chóng, phù hợp.
Răng sứ bị lung lay
Những sai sót trong quá trình thực hiện kỹ thuật bọc sứ do tay nghề bác sĩ còn non kém như lấy dấu răng không chính xác, mài răng không đúng tỉ lệ,... có thể dẫn đến tình trạng gắn mão răng sứ không sát khít với cùi răng thật. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ làm răng sứ bị lỏng lẻo và tự động rơi ra.
Ê buốt, đau nhức răng kéo dài
Tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ là hiện tượng khá bình thường. Tuy nhiên, thông thường cơn đau nhức, ê buốt chỉ diễn ra trong khoảng 7 - 10 ngày, nếu kéo dài hơn, các bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để được kiểm tra kịp thời.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này thường do trong quá trình bọc răng sứ bác sĩ không có đủ chuyên môn đã thực hiện sau kỹ thuật, lắp mão răng sứ không khớp và khít chặt với cùi răng. Từ đó, thức ăn đọng lại tại vị trí cổ và chân răng bị hở. Tình trạng này kéo dài lâu ngày gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức tại vị trí bọc răng sứ. Đặc biệt nếu bạn sử dụng đồ ăn nóng hoặc lạnh, tình trạng ê buốt sẽ kéo dài hơn.
Ngoài ra, tình trạng ê đau sau khi bọc răng sứ cũng xảy ra đối với một số trường hợp mắc bệnh lý viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,... chưa được điều trị dứt điểm. Vào lúc này, các bạn cần liên hệ với nha khoa ngay và sớm được xử lý.
Viêm tủy răng - Hậu quả bọc răng sứ
Viêm tủy răng sau khi gắn mão sứ là một trong những hậu quả bọc răng sứ kém chất lượng thường gặp nhất. Nếu mài cùi răng quá nhiều có thể làm phần tủy răng bị tổn thương, thậm chí là gây chết tủy răng, từ đó răng bị yếu đi hoặc vĩnh viễn bị mất chức năng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dây thần kinh tủy nên việc mài cùi răng sẽ làm răng bị nhạy cảm, ê buốt khi ăn các loại đồ ăn nóng hoặc lạnh.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng sau khi bọc sứ thường do kỹ thuật mài cùi răng của bác sĩ chưa chuẩn. Một số trường hợp là do tủy răng bị hỏng từ trước đó, tuy nhiên bác sĩ chưa làm sạch và điều trị khỏi hoàn toàn, từ đó dẫn đến tình trạng nguy hiểm này.
Răng bị nứt vỡ
Răng bị nứt vỡ là hậu quả bọc răng sứ nghiêm trọng khi khách hàng lựa chọn thực hiện tại những cơ sở nha khoa không đảm bảo chất lượng. Với phương pháp này, bước mài răng thật và lắp mão sứ cần được tính toán chi tiết, tỉ mỉ mới có thể đem đến kết quả tốt ưu nhất.
Trong trường hợp tay nghề bác sĩ chưa chắc, có thể dẫn đến mài cùi răng quá sâu hay gắn răng sứ không đảm bảo chất lượng, từ đó mão răng sứ và cùi răng thật không khớp với nhau. Sau một thời gian sử dụng, răng dần lỏng léo, bị nứt vỡ hoặc nguy hiểm hơn là tự động rơi ra khỏi hàm.
Ngoài ra, với những loại răng sứ chất lượng kém, việc bọc răng sứ giá rẻ không đảm bảo được độ bền chắc và bảo vệ được răng thật nên rất dễ dẫn đến tình trạng răng bị nứt vỡ. Do đó, nếu muốn thực hiện bọc răng sứ hay bất kỳ phương pháp nha khoa nào khác, các bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề giỏi để thực hiện.
Lệch khớp cắn
Nếu phương pháp bọc răng sứ không được thực hiện đúng kỹ thuật, khớp cắn của răng dễ dàng bị sai lệch giữa hàm trên và hàm dưới. Điều này dẫn đến việc lực ăn nhai trong quá trình ăn uống chủ yếu dồn vào phần chân của răng sứ, gây ra cảm giác đau nhức kéo dài, ăn không ngon miệng, chán ăn. Hơn nữa, bạn còn phải đối diện với các triệu chứng khác kèm theo như đau nửa đầu, đau vùng trước của tai, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến những sai lệch này thường do quá trình lấy dấu hàm chưa được thực hiện chuẩn. Điều này, dẫn đến răng sứ không được thiết kế và chế tác đúng tỉ lệ với phần cùi răng, khi lắp lên răng sẽ bị kênh, không khít vào với nhau.
Hỏng răng thật
Nếu khách hàng không tìm hiểu kỹ càng rất dễ lựa chọn phải nha khoa kém chất lượng, từ đó việc bọc răng sứ sẽ kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, đánh vào tâm lý ham rẻ của nhiều người, những quảng cáo bọc răng sứ thẩm mỹ giá rẻ đang rất được quan tâm. Tuy nhiên, điều này tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm, bởi chi phí trung bình cho một chiếc răng bọc sứ chất lượng sẽ dao động từ 3 - 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, hiện nay có không ít nha khoa chào mời khách hàng sử dụng răng toàn sứ với mức giá chỉ từ 1 - 2 triệu đồng. Thậm chí là với mức giá vài trăm nghìn đồng thì chắc chắn đây là những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc và kém chất lượng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và làm hỏng răng thật. Hơn nữa, nguy hiểm hơn là gây mất cùi răng, không thể phục hồi như ban đầu.
Mất/hỏng răng thật là một trong những hậu quả bọc răng sứ nghiêm trong nhất khi lựa chọn những sản phẩm giá rẻ. Bên cạnh đó, điều này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn, đặc biệt là một số bệnh lý như viêm nha chu, áp xe chân răng, chảy máu chân răng,...
Xuất hiện viền đen ở răng sứ
Không ít trường hợp sau khi bọc răng sứ một thời gian gặp phải tình trạng viền chân răng bị đen. Nguyên nhân chính được các bác sĩ đưa ra đó là do sử dụng răng sứ có lẫn kim loại với chi phí thấp hơn nhiều so với răng sứ toàn sứ. Trong môi trường khoang miệng, thành phần kim loại dễ bị oxi hóa, gây đen viền chân răng, khiến răng mất tính thẩm mỹ.
Thực tế, đã có những khách hàng lớp sứ đen tác động sâu vào nướu, không thể khắc phục triệt để. Do đó răng sứ kim loại chỉ nên lựa chọn cho răng hàm, không thích hợp với răng cửa để đảm bảo thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu muốn tránh tình trạng đen viền chân răng, tốt nhất bạn hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, sử dụng mão sứ chất lượng.
Sâu răng
Sâu răng cũng là một trong những hậu quả bọc răng sứ bạn cần chú ý. Hiện tượng này có thể xuất hiện do các bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không thực hiện theo đúng kỹ thuật, quy trình, mài răng quá tỷ lệ hoặc gắn mão sứ không khít. Lúc này phần chân răng rất dễ bị hở ra, thức ăn bám dính nhiều hơn và tạo điều kiện tốt để vi khuẩn hình thành, phát triển, gây bệnh sâu răng. Ngoài ra, nếu một số khách hàng bị sâu răng trước đó nhưng bác sĩ không điều trị bệnh dứt điểm đã tiến hành bọc sứ thì khả năng cao sâu răng lại, thậm chí bệnh lý này còn lây lan sang các răng kế cạnh.
7 nguyên nhân khiến răng sứ bị hỏng sau khi bọc
Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn với mong muốn khắc phục tình trạng răng thưa, khấp khểnh nhẹ, sứt mẻ, ố vàng. Thông thường tuổi thọ răng sứ có thể lên đến hơn 20 năm nếu lựa chọn vật liệu chất lượng và chăm sóc tốt. Tuy nhiên có không ít trường hợp răng sứ bị hỏng chỉ một thời gian ngắn sau khi bọc. Các bác sĩ đưa ra 7 nguyên nhân của tình trạng này như sau:
- Bác sĩ thiếu kinh nghiệm: Nếu bạn lựa chọn cơ sở nha khoa có bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không đủ chuyên môn sẽ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Cụ thể bác sĩ có thể mài răng không đúng tỷ lệ, mài răng quá nhiều dẫn đến hiện tượng răng yếu và nhạy cảm hơn. Ngoài ra, khi lắp răng sứ không khít, bị lệch, tạo ra khoảng trống với cùi răng thật, thức ăn dễ bám dính và vi khuẩn hình thành, gây viêm nhiễm, từ đó răng tổn thương nghiêm trọng và dễ bị hư hỏng.
- Răng sứ thiết kế không đúng chuẩn: Trong quá trình bọc răng sứ sẽ có công đoạn lấy dấu răng để chế tác răng sứ sao cho phù hợp với hình dạng, kích thước, màu sắc của răng thật. Nếu răng sứ thiết kế không chuẩn, dẫn đến mão sứ không khít sát với răng thật. Lúc này xuất hiện những kẽ hở, là môi trường lý tưởng để ổ vi khuẩn hình thành, tấn công chân răng và khoang miệng, không chỉ khiến răng sứ bị hỏng mà còn tăng cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.
- Sử dụng vật liệu kém chất lượng: Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng sứ bị hỏng sau khi bọc đó là nha khoa sử dụng vật liệu sứ kém chất lượng, có pha trộn kim loại để răng lợi nhuận. Do có khả năng chịu lực kém nên các răng này dễ bị nứt, vỡ trong quá trình ăn nhai, kể cả khi chỉ tác động lực nhẹ. Nếu bọc răng sứ giá rẻ, kém chất lượng, khách hàng rất dễ gặp các vấn đề như bong tróc mão sứ, xuất hiện vết nứt trên bề mặt răng, gãy răng sứ hoặc rơi cả răng sứ ra ngoài. Thậm chí chúng còn khiến răng thật, nướu và những bộ phận khác trong khoang miệng bị viêm nhiễm. Hãy lựa chọn răng sứ cao cấp để hạn chế hậu quả khi bọc răng.
- Keo dán nha khoa không đảm bảo: Ngoài mão sứ, keo dán nha khoa cũng là bộ phận quan trọng cần được chú ý khi bọc răng sứ. Keo dán có nhiệm vụ giữ mão sứ cố định trên cùi răng, vậy nên nếu nha khoa sử dụng sản phẩm không đảm bảo, răng sứ có thể bị lệch lạc hoặc rơi ra ngoài trong quá trình ăn nhai, vệ sinh răng miệng.
- Chưa điều trị bệnh răng miệng trước khi bọc sứ: Theo quy trình đúng chuẩn Y khoa, trước khi bọc răng sứ, khách hàng sẽ được thăm khám toàn bộ khoang miệng để đánh giá tình trạng răng và phát hiện những bất thường nếu có. Trong trường hợp khách hàng gặp những vấn đề như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu sẽ cần xử lý ngay. Nếu bác sĩ không điều trị bệnh lý triệt để, vi khuẩn tiếp tục phát triển, phá hủy cấu trúc răng, nướu, lúc này răng sứ không còn điểm tựa, có nguy cơ cao bị hư hỏng.
- Vi phạm khoảng sinh học: Được biết, khoảng sinh học chính là phần mô mềm bám ở chân răng trên xương ổ răng, có vai trò ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn đến ổ răng, dây chằng. Khi thực hiện không đúng kỹ thuật, phần rìa của răng sứ bị vi phạm khoảng sinh học, gây ra hiện tượng tiêu xương hàm, tụt lợi, viêm nhiễm trong khoang miệng, đồng thời khiến mão sứ nhanh hỏng hơn.
- Cách chăm sóc tại nhà chưa đúng: Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến răng sứ bị hư hỏng. Theo các chuyên gia, nếu bạn không biết cách vệ sinh răng miệng tại nhà, đánh răng với lực quá mạnh, thường xuyên ăn nhai thực phẩm cứng hoặc dùng răng mở nắp chai, cắn vật cứng cũng tăng nguy cơ răng sứ bị gãy, vỡ. Ngoài ra, chăm sóc răng tại nhà không đúng còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công răng, nướu, gây viêm nhiễm và làm ảnh hưởng trực tiếp đến răng sứ.
Cách khắc phục những hậu quả do bọc răng sứ bị hỏng
Mặc dù việc răng bị hỏng hay những hậu quả khác như đã nêu phía trên là điều không ai mong muốn khi thực hiện bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải cần phải làm gì để khắc phục được và lấy lại nụ cười rạng rỡ.
- Khi gặp phải bất kỳ biến chứng nào của việc bọc răng sứ, các bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám kỹ càng. Cần xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này, cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, từ đó bác sĩ mới có thể chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp.
- Thông thường, đa phần trường hợp răng sứ bị hư hỏng bác sĩ đều cần làm lại răng mới cho khách hàng. Trong quá tình này, việc đầu tiên là kiểm tra lại cùi răng thật xem có vấn đề gì không, tiếp theo là lấy dấu hàm, gắn mão sứ như quy trình bọc răng sứ chuẩn.
- Còn răng sứ bị hỏng, sứt mẻ việc hàn trám răng đều không có tác dụng. Trong trường hợp, răng sứ bị rớt ra do lỗi của vật liệu dán thì bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và dùng keo chuyên dụng gắn cố định trên khuôn hàm. Từ đó, chờ chiếc răng sứ phục hình ổn định, các bạn có thể ăn nhai như bình thường.
- Bên cạnh đó, trong một số trường hợp thân răng thật bị ảnh hưởng hoặc nướu răng có dấu hiệu nhiễm khuẩn do quá trình sinh hoạt thì các bạn cần vệ sinh sạch sẽ và điều trị triệt để. Hơn nữa, dù phần mão sứ có còn nguyên vẹn thì cũng cần thay mới để đảm bảo răng sứ luôn được gắn khít, không gây viêm nhiễm về sau này.
Hậu quả bọc răng sứ sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn phải đơn vị nha khoa kém chất lượng. Bên cạnh đó, để giữ được độ bền đẹp sau khi thực hiện phương pháp này các bạn cũng cần chú ý đến chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày.