Bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không?
Với những người chịu đau kém, Bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không? là mối bận tâm hàng đầu khi có ý định phục hình răng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin giải đáp trong bài viết sau.
Bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không?
Bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không?
Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp sử dụng mão răng giả chụp lên cùi răng thật đã được mài nhỏ. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp răng ngả màu nặng, sâu răng ăn vào tủy, răng nứt, mẻ, chân răng có chiều dài không đồng đều và răng thưa kẽ. Bọc răng sứ giúp khôi phục hình thể và các chức năng sinh lý của răng.
Trên thực tế, bọc răng sứ chỉ can thiệp mài một lớp men răng mỏng nên hầu như không gây đau và chảy máu như cấy ghép Implant. Trước khi mài, bác sĩ sẽ tính toán lượng men răng cần mài để đảm bảo không phạm vào ngà răng. Nếu mài quá nhiều, răng có thể bị đau nhức và khó chịu.
Trong trường hợp bọc răng sứ thẩm mỹ đúng kỹ thuật, phương pháp này gần như không gây đau hay ê buốt. Trong quá trình mài răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để tránh cảm giác khó chịu. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề đau nhức khi can thiệp phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ.
Tình trạng đau nhức khi bọc răng sứ thẩm mỹ thường do bác sĩ mài quá nhiều men răng dẫn đến xâm lấn vào ngà răng, mão sứ được chế tác không tương thích dẫn đến tình trạng chênh cộm và khó chịu. Ngoài ra, hiện tượng đau nhức cũng có thể xảy ra do không điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ.
Với những người có nền răng yếu, răng có thể bị đau nhức nhẹ trong khoảng vài ngày sau khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc hợp lý, các triệu chứng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng 3 – 5 ngày.
Bọc răng sứ thẩm mỹ có thể gây đau nhức và ê buốt nhẹ sau khoảng 2 - 3 ngày
Ngoài ra, mức độ đau nhức sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Cơ địa của từng người: Cơ địa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ đau nhức, ê buốt khi bọc răng sứ thẩm mỹ. Với những người có cơ địa nhạy cảm, cơn đau thường có mức độ nặng và kéo dài hơn – đặc biệt là những trường hợp có tiền sử bị sâu răng và viêm nha chu.
- Tay nghề của bác sĩ: Tay nghề là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ. Những bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm thường thao tác mài răng nhẹ nhàng nên gần như không gây đau nhức hay khó chịu. Ngược lại, những bác sĩ thiếu kinh nghiệm có thể thực hiện bọc răng sứ sai kỹ thuật. Hậu quả là gây đau nhức và ê buốt kéo dài.
- Chế độ chăm sóc: Chế độ chăm sóc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau nhức, ê buốt sau khi bọc răng sứ. Nếu duy trì các thói quen xấu như nhai thực phẩm cứng, khô, dai, chải răng quá mạnh,… răng có thể bị đau nhức nhiều. Ngược lại trong trường hợp chăm sóc đúng cách, các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng 2 - 3 ngày.
Một số cách giảm đau nhức khi bọc răng sứ
Sau khi bọc răng sứ, răng sẽ bị đau nhức và ê buốt trong khoảng vài ngày do tác động của quá trình mài răng. Ở những người có nền răng yếu, cơn đau thường có mức độ nặng hơn và mất nhiều thời gian để phục hồi hoàn toàn. Để phòng ngừa và hạn chế các triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Để hạn chế cảm giác đau nhức và ê buốt, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín nếu có ý định bọc răng sứ[/caption]
- Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng nếu có ý định bọc răng sứ. Các địa chỉ uy tín thường có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và tay nghề cao nên có thể giảm phần nào cảm giác ê buốt, đau nhức trong và sau quá trình thực hiện.
- Sau khi bọc răng sứ, nên thực hiện các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ (vệ sinh răng miệng, ăn uống,…). Nếu cơn đau kéo dài, nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc giảm đau phù hợp.
- Trong trường hợp bọc răng sứ gây đau nhức nhiều kèm theo các triệu chứng khó chịu, bạn nên đến phòng khám để được kiểm tra xem có vấn đề bất thường nào hay không. Nếu để kéo dài, cùi răng thật bên trong có thể bị hư tổn dẫn đến nhiều ảnh hưởng nặng nề.
- Có thể chườm đá và súc miệng với nước muối ấm để sát khuẩn và giảm đau nhức răng. Áp dụng cách này 2 – 3 lần/ ngày có thể giảm nhanh cảm giác đau nhức và khó chịu.
- Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên sử dụng hàm chống nghiến để tránh gây tổn thương răng và hạn chế cảm giác đau nhức, khó chịu. Trong trường hợp để kéo dài, thói quen này có thể khiến răng bị đau nhức nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của răng sứ.
- Tái khám thường xuyên để được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và xử lý sớm nếu răng sứ có vấn đề. Nếu không thăm khám đều đặn 6 tháng/ lần, cùi răng thật có thể bị hư hại dẫn đến ê buốt, đau nhức và khó chịu.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không?” và hướng dẫn một số cách để hạn chế cảm giác đau nhức, ê buốt hiệu quả. Nếu có thắc mắc xoay quanh phương pháp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.
Tham khảo thêm: